Trong việc chế tạo sản xuất bu lông thì trước tiên ta cần phải biết được loại bu lông đó áp dụng tiêu chuẩn nào, bước ren, cũng như chiều dài của bu lông, nên áp dụng loại tiêu chuẩn nào khoan lỗ bu lông, sau đó đem đi tạo ren?. Bài viết này công ty Nam Hải xin chia sẻ 2 loại tiêu chuẩn ren mà Việt Nam thường áp dụng đó là: hệ ren mịn và hệ ren thô.
Trước tiên ta cần biết mối ghép ren là gì?
Mối ghép bằng ren là mối ghép khá phổ biến không chỉ trong ngành xây dựng, chế tạo máy, mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều mối ghép ren ngay trong cuộc sống hàng ngày từ những đồ dùng vật dụng nhỏ bé đến các thiết bị máy móc chuyên dụng công nghiệp. Đơn giản nhất là mối ghép bu lông, ốc vít, thanh ren thực sự là quá phổ biến.
Mối ghép bu lông, ốc vít khá phổ biến
Mối ghép ren thuộc loại mối ghép có thể tháo được, các chi tiết ghép được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren, như: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren...Xem bảng tra bước ren và công thức tính bên dưới để biết rõ hơn nhé.
Công thức tính bước ren
Công thức tính đường kính chân ren hay đường kính lỗ khoan để tạo ren bu lông, đai ốc như sau:
d1 = d - 2x (0.541266xP) x (Tỉ lệ phần trăm lượng ăn ren)
Trong đó :
d1: đường kính chân ren
d = đường kính đỉnh của ren
P = bước ren
- Với góc ren tiêu chuẩn hệ mét, góc ren 60 độ
- Với góc ren lớn hơn thì lỗ khoan lớn hơn
Ví dụ: cần Khoan lỗ M10 có bước ren là 1.5, tỉ lệ lượng ăn ren là 80% thì :
Lỗ cần khoan = 10 - 2(0.541266x1.5) x 0,8 = 8.7
Tỉ lệ ăn ren lớn thì khi vặn bu lông hay vít vào ren độ ăn (độ rơ ít) với nhau rất tốt, thực tế nếu độ rơ ít thì khi gia công ren cũng khó hơn. Tỉ lệ ăn ren nhỏ thì bu lông có độ rơ cao nhưng gia công dễ dàng.
Để đơn giản hóa thì khi khoan lỗ bu lông đai ốc thì đường kính lỗ cần khoan được tính theo công thức:
d1= d - P (đường kính chấn ren = đường kính đỉnh ren - bước ren)
Ví dụ: Cần khoan lỗ đai ốc M10 bước ren là 1.5 thì đường kính lỗ cần khoan là: 10 - 1.5 = 8.5 ==> lỗ cần khoan là 8.5. ta sẽ sử dụng mũi khoan M8.4 hoặc M8.5 đều được, vì trong quá trình khoan sẽ có sai số cho phép.
Bảng tra tiêu chuẩn lỗ khoan bu lông
Hy vọng bảng tra và công thức tính ở trên có ích cho các bạn, sinh viên cơ khí đang học tập hoặc đã đi làm. Nếu có thắc mắc gì hãy comment bên dưới, hoặc có những câu hỏi hay xin để lại bình luận nhé, chúng tôi sẽ giáp đáp những thắc cho các bạn ngay.
Xem thêm: sản phẩm bu lông inox các loại